Tết Trung Thu và nguồn gốc Tết Trung Thu

Tết Trung Thu và nguồn gốc Tết Trung Thu

17/09/2020     2 bình luận

Nguồn gốc:

           Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướngbánh dẻo. Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lânmúa sư tửmúa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung QuốcViệt NamNhật BảnTriều TiênĐài LoanSingapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài LoanBắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tết Trung Thu Việt Nam

Vì vậy, trong ngày Tết Trung Thu, theo phong tục người Việt, tất cả thành viên trong gia đình cùng bày mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng (cúng trời đất), quây quần bên nhau, thưởng trà, ăn bánh, trông trăng; trẻ em vừa múa hát vừa rước đèn, rồng rắn theo đoàn múa lân, múa rồng. 

  • Mâm cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo, bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp hoặc hình cá chép. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.

Mâm ngũ quả

Ở Việt Nam, thường có mâm ngũ quả và cũng khác nhau ở từng vùng miền. Miền Bắc có , Lựu, Đào, Mai, Phật thủ, Táo, Hồng, Bưởi, Nải chuối, Na / Mãng cầu, Trứng gà (Lê ki ma), Cam, Quýt. Nhưng ở Miền nam lại có: Dưa hấu, Sung, Đu đủ, Xoài, Mãng cầu XiêmThơm / Khóm (Dứa), Dừa, Nho, Sa pô chê (Hồng xiêm), Thanh long..

  • Lồng đèn

Những chiếc lồng đèn này được làm bằng giấy bìa, giấy kiếng đỏ và đốt nến bên trong là loại đồ chơi phổ biến trong dịp Trung Thu xưa. Nào là, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm, đèn sư tử...Ngày nay, phần lớn lồng đèn ở Việt Nam đều là lồng đèn sử dụng pin, có nhạc và rất phong phú về kiểu dáng, kích thước.

Lồng đèn

  • Bánh trung thu

Từ truyền thống đến hiện đại, dù đa dạng hóa hơn về nguyên liệu làm bánh và hình thức trình bày nhưng bánh trung thu vẫn được chia làm 2 loại chính: bánh nướng, bánh dẻo.

Bánh Trung Thu

Bánh nướng: Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách. Nhân bánh nướng là nhân thập cẩm, đậu xanh hạt sen, khoai môn...

Bánh dẻo: Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.

  • Múa lân

Là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hanh thông,...Múa lân thường được biểu diễn trong dịp tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo khác của Trung Quốc. Nó cũng có thể được thực hiện tại các dịp quan trọng như sự kiện khai trương kinh doanh, lễ kỷ niệm đặc biệt hoặc lễ cưới hoặc có thể được sử dụng để tôn vinh những vị khách đặc biệt của cộng đồng Trung Quốc.

Múa lân

  • Rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Rước đèn

(Tổng hợp nhiều nguồn)

 

2 Bình luận
binh-luan

Velva

27/11/2022

generic cialis safety cialis 20mg buy cialis generic drug order cialis online fast shipping generic cialis online forum

binh-luan

innorgo

13/04/2022

https://bestadalafil.com/ - Cialis Fpiplu Ettnin Macrobid Cash On Delivery purchasing cialis online Nnmhva Ycnegz https://bestadalafil.com/ - Cialis

Để lại bình luận của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

035 856 6683